Trận chiến trong văn hóa đại chúng Trận_Agincourt

Đại thắng huy hoàng của vua Henry V - "nhà chinh phạt tại Agincourt" nổi danh[26][27] - trong trận Agincourt đã trở nên bất hủ trong văn học - lịch sử nước Anh.[20] Ông đã đi vào lịch sử ngay từ sau chiến thắng, với rất nhiều cuốn biên niên sử thời Trung Cổ phải ghi lại thắng lợi này.[14] Ngay sau chiến thắng của người Anh, đã có nhiều bài ca dân gian ra đời dựa trên trận chiến, nổi tiếng nhất là "Khúc ca khải hoàn Agincourt" vào đầu thế kỷ 15.[107] Ngoài ra cũng có nhiều ballad về trận chiến, ví dụ như bài King Henry Fifth's Conquest of France.[108]

Sự miêu tả trận chiến trong văn hóa đại chúng mà được biết đến nhiều nhất là vở kịch Henry V của Shakespeare vào năm 1599, trong đó tập trung vào những áp lực của một vị vua trên ngôi báu.[109] Đối với đại thi hào Shakespeare, quân Anh giành chiến thắng lẫy lừng ở trận Agincourt là nhờ Thiên Chúa quan phòng cho cuộc chiến đấu vì đại nghĩa của nhà vua Henry V, và ông đã coi nhà vua và đoàn binh thắng trận ở Agincourt là biểu hiện của tinh thần chiến đấu của người Anh.[14][31] Qua tác phẩm này, Shakespeare bằng ngòi bút xuất sắc của ông đã khắc họa hình ảnh một Đức Vua Henry V anh hùng, mẫu mực, đức độ, mang lại đại thắng cho toàn quân, và những tình tiết nhưng lời diễn văn hùng hồn của nhà vua trước ba quân khi chuẩn bị đánh trận Agincourt - do Shakespeare hư cấu nên - đã khiến Henry V trở thành một nhân vật huyền thoại trong những trang sử nước Anh.[14][47] Bài hiệu triệu của Henry V trước trận đánh trong vở kịch ấy được xem là một trong những bài diễn văn hào hùng nhất trong các tác phẩm của Shakespeare, và nhà phê bình David Margolies miêu tả rằng nó đã "nêu cao danh dự, niềm huy hoàng quân sự, lòng ái quốc và tinh thần hy sinh", và trở thành một trong những mô tả đầu tiên của nền văn học Anh về vai trò của tình đồng đội chặt chẽ trong chiến thắng.[110] Shakespeare cũng tôn vinh lòng trung dũng của hai nhà quý tộc phong kiến Anh đã hy sinh trong trận chiến.[35] Vở kịch được ba lần chuyển thể thành phim, bởi Ngài Laurence Olivier vào năm 1944, bởi Kenneth Branagh vào năm 1989, và bởi Peter Babakitis vào năm 2004. Henry V trở thành một vị anh hùng trong mắt các độc giả của vở kịch này,[14] trong khi tài năng của Olivier đã lôi cuốn biết bao nhiêu là khán giả cho nền điện ảnh nước Anh.[22] Nhưng phiên bản của Branagh khắc họa trận đánh hiện thực và lâu dài hơn Kenneth, dựa theo sử liệu và hình ảnh từ cuộc Chiến tranh Việt NamChiến tranh Falkland.[111]

Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, tương truyền rằng trong trận Mons vào năm 1914, một đội thần binh bao gồm các cung thủ Anh trong trận Agincourt năm xưa đã hỗ trợ và tăng cường nhuệ khí của các chiến sĩ Anh.[112] Sau khi kháng trả mãnh liệt những đợt công kích đoàn quân Đức hùng mạnh, những người lính Anh đã triệt thoái ra khỏi chiến địa, và Thánh George dường như đã ra lệnh cho đội thần binh này yểm trợ đường rút của quân Anh, hoặc là tạo nên một đám mây bí ẩn che mắt quân Đức, khiến cho quân Anh triệt binh an toàn.[113] Từ đó sinh ra câu chuyện về "Đội thiên binh ở Mons", về "chiến tích" của những cung thủ Anh 499 năm sau khi họ đập tan nát đoàn hùng binh Pháp ở trận Agincourt. Cũng theo truyền miệng, nhiều tử thi quân Đức ở trận Mons - vốn cách không xa Agincourt - bị phát hiện là đã trúng tên. Tuy nhiên, những truyền tụng như vậy không hề có tính xác thực cao.[13] Thực chất, có lẽ một phần do sức hút của Shakespeare mà người Anh thường hay nhắc đến trận Agincourt này và liên tưởng thắng lợi này tới các cuộc chiến đấu của Lực lượng Viễn chinh Anh trước những đợt càn của quân Đức.[114]

Dấu hiệu giơ hai ngón tay thành hình chữ V cũng được một số người cho rằng bắt nguồn từ trận Agincourt.[115] Tục truyền rằng, quân Pháp hăm dọa sẽ cắt ngón tay bất kỳ một cung thủ Anh nào mà họ bắt được để cho họ không thể nào mà bắn cúng được nữa, và thế là các cung thủ Anh dơ hai ngón tay ra nhằm kích động quân thù, thể hiện sức chiến đấu của họ không thể bị mờ phai. Không rõ chuyện ấy có thực không, nhưng về sau Thủ tướng AnhWinston Churchill rất nổi tiếng với dấu hiệu này trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Agincourt http://www.azincourt-medieval.com/ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/9159 http://www.familychronicle.com/agincort.htm http://www.familychronicle.com/fc-faq3.html http://www.militaryhistoryonline.com http://www.militaryhistoryonline.com/hundredyearsw... http://www.nytimes.com/2009/10/25/world/europe/25a... http://www.nytimes.com/2009/10/25/world/europe/25a... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85002200